SỰ TRỖI DẬY CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC

 [THE RISE OF THE LEARNING ECONOMY]

Ngày nay, chúng ta đang sống trong nền kinh tế tri thức và nhận thức về thực tế này đối với mỗi người dần trở nên vô cùng quan trọng. Chúng ta không thể chỉ là những người lao động trí óc (knowledge worker) đơn thuần nữa mà dần phải chuyển sang lao động học hỏi (learning worker).

CEO của Microsoft (không phải Bill Gate) đã nói 

“Rốt cuộc thì người ‘học-tất-cả’ sẽ luôn làm tốt hơn người ‘biết-tất-cả’.”


Nhu cầu cho công việc mang tính lặp lại đang dần mất đi, thay vào đó là yêu cầu ngày càng tăng với những công việc đòi hỏi yêu cầu về kiến thức chuyên môn và khả năng xử lý tình huống cao để đáp ứng với sự thay đổi của nền kinh tế.


Có 4 yếu tố động đang thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế tri thức này bao gồm:

ROUTINIZATION – Tính chất lặp lại của công việc

Công việc càng mang tính lặp lại càng dễ bị thay thế, thay thế bởi lao động với giá thành thấp hơn (ví dụ các nhà máy trên thế giới chuyển về đặt tại Trung Quốc), hoặc thay thế bởi máy móc.

SPECIALIZATION – Tính chuyên biệt hóa của công việc

Phạm vi công việc càng lớn, xu hướng chuyên biệt hóa sẽ càng cao. Càng đi sâu vào một lĩnh vực, chúng ta thường nhận ra càng có nhiều điều ta chưa biết. Ví dụ điển hình là ngành y, bác sỹ tốt nghiệp trường y sau 6 năm thường đều theo đuổi một chuyên khoa nào đó. American Board of Medical Specialties có tất cả 40 chuyên khoa và 87 phân khoa thấp hơn chuyên khoa (2020).

GLOBALIZATION – Toàn cầu hóa

Người lao động ở Việt Nam giờ có thể xin việc ở các nước khác, cạnh tranh với người lao động ở những nước rất xa chúng ta về địa lý, và ngược lại. Ở Việt Nam, người Philippines sang làm việc ngành điều dưỡng, paramedics và giữ trẻ cho các gia đình expat khá phổ biến.

SCALABILITY – Khả năng mở rộng của công việc

Giao thông thuận lợi, phát triển về công nghệ thông tin giúp cho khả năng mở rộng công việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Một báo cáo viên người Mỹ có thể ngồi ở nhà và báo cáo một hội nghị khoa học tổ chức ở New Zealand vào buổi sáng, và ở Việt Nam vào buổi chiều mà không cần di chuyển đi đâu.

Nhận ra rằng chúng ta cần liên tục nâng cấp bản thân mình, trang bị tư duy mở (open mindset) để luôn luôn học hỏi là một điểm khởi đầu tốt và mang tính sống còn.

Chuyện sau đó là cả một cuộc hành trình bất tận. 🧠

Đọc thêm:

Jobs Involving Routine Tasks Aren't Growing

How much effort is needed to keep up with the literature relevant for primary care?

🅣 

Comments

Most Viewed Notes