[For Managers] 8 bài học về cách xây dựng một công ty mà mọi người muốn làm việc






Bài Học Thứ nhất: Nhân viên của bạn đều là người lớn cả.

 
  
Trong công ty, chúng ta tạo ra nhiều cấp bậc chức vụ, rất nhiều thủ tục và các loại quy trình để giữ nhân viên trong khuôn khổ. Kết quả là hệ thống này đối xử với nhân viên như trẻ con vậy. Trong khi họ không phải là trẻ con. Bước qua cửa công ty mỗi ngày là những bản thể trưởng thành hoàn chỉnh, những người phải trả tiền thuê nhà hàng tháng, có nghĩa vụ, đều là thành viên của xã hội, đều muốn mang sự khác biệt tới thế giới. Vậy cho nên thay vì đó, hãy nghĩ rằng mỗi người đi làm đều muốn đóng góp hết sức mình cho công việc, chúng ta sẽ có kết quả bất ngờ.


Bài Học Thứ Hai: Việc quản lý không phải để kiểm soát mọi người, mà là để tạo nên đội nhóm tốt. 



Khi người quản lý tạo ra nhóm làm việc tốt, bạn với tư cách là lãnh đạo công ty sẽ nhận ra ngay. Họ làm được những việc tuyệt vời. Khách hàng luôn hài lòng. Đó mới là những thước đo đáng tin chứ không phải những thứ như: Cậu có đi làm đúng giờ không? Cậu có nghỉ phép chưa? Chị có tuân thủ nội quy không? Chị đã xin phép chưa?


Bài Học Thứ Ba: Con người ai cũng muốn làm việc có ý nghĩa. 



Một khi đã làm được, họ sẽ thoải mái mà tiếp tục bước sang trang mới. Sự nghiệp của mỗi người là cuộc hành trình, không ai muốn làm một việc suốt 60 năm nên khi bạn giữ chân nhân viên chỉ vì sự níu kéo sẽ không tốt cho đôi bên. Thay vào đó, sẽ như thế nào nếu chúng ta tạo ra môi trường làm việc đáng mơ ước? Khi đó mỗi nhân viên khi rời khỏi công ty sẽ trở thành một đại sứ, không chỉ cho sản phẩm công ty, mà còn thể hiện bạn là người lãnh đạo thế nào, cách bạn làm việc ra sao. Khi những tín hiệu phấn khởi đó lan tỏa ra ngoài thế giới, công ty của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. 


Bài Học Thứ Tư: Mỗi nhân viên cần hiểu được cối lõi kinh doanh của công ty. 



Dựa trên niềm tin rằng nhân viên chúng ta đều là người lớn cả, điều quan trọng nhất chúng ta cần chỉ ra cho nhân viên đó là công ty làm việc như thế nào. Một công ty phát triển nhanh, luôn luôn đổi mới, tạo ra những thành quả tuyệt vời với sự khéo léo và nhanh chóng, đó là vì họ biết cách phối hợp với nhau hiệu quả. Chúng ta tốt nhất nên thường xuyên trao đổi với nhau về công việc mình làm, về những gì quan trọng với ta, những gì ta đo lường, thành công đối với ta là gì, để cùng nhau đạt được mục tiêu chung.


Bài Học Thứ Năm: Mọi người trong công ty đều cần biết cách tiếp nhận sự thật. 



Bạn biết vì sao mọi người nói trao đổi phản hồi rất khó không? Vì họ không trao đổi. Lấy ví dụ buổi kiểm điểm thường niên. Nếu bạn giỏi việc này đến thế tại sao mỗi năm bạn chỉ làm có một lần? Tôi thì nghĩ như thế này: con người có thể nghe bất cứ thứ gì miễn là nó đúng. Vậy hãy cứ coi từ "phản hồi" như là việc chúng ta nói thật với nhau, về những gì mình thấy là đúng, cũng như sai, ngay lập tức khi chúng ta nhận ra nó. Thế là bạn đã làm một việc tốt đó! Đó chính là điều tôi muốn nói. Làm như vậy lần nữa đi. Rồi mọi người cũng sẽ làm tương tự, mỗi người vài ba lần.


Bài Học Thứ Sáu: Công ty của bạn sống đúng với giá trị của mình.



Trước đây không lâu tôi có trò chuyện với một CEO. Anh ấy đang gặp vấn đề vì công việc công ty không được suôn sẻ, mọi thứ đều bị chậm trễ, và cảm giác mọi việc đều cẩu thả. Anh cũng là người, như tôi quan sát được, không bao giờ đến họp đúng giờ. Không bao giờ. Nếu bạn thuộc đội ngũ quản lý, cách tốt nhất để giữ gìn giá trị của công ty là bạn cần phải sống đúng với nó. Nhân viên chỉ tin có thể tin vào những gì họ nhìn thấy. Nếu các bạn nói: "Chúng tôi ủng hộ bình đẳng giới," rồi vỗ ngực tự hào vì có tới 30% đại diện là phụ nữ trong đội ngũ điều hành. Thật không công bằng, chỉ 30% thôi sao.


Bài Học Thứ Bảy: Mọi ý tưởng khởi nghiệp đều ngu ngốc. 



Tôi dành rất nhiều thời gian với công ty khởi nghiệp, và cũng có nhiều người bạn làm trong các công ty lớn và có tiếng. Họ thường luôn chế giễu nơi tôi làm việc cùng. "Đó thật là ý tưởng ngu ngốc." Thật vậy, nghĩ thử xem: ý tưởng nào mà chả ngu ngốc. Nếu các ý tưởng khởi nghiệp mà hoàn toàn hợp lý thì người khác đã nghĩ ra và làm trước rồi.


Bài Học Thứ Tám: Mọi công ty cần hào hứng với mọi thay đổi.



Hãy cảnh giác với những hoài niệm vẩn vơ. Nếu tự dưng bạn có ý nghĩ: "Nhớ ngày xưa mọi chuyện đã như thế nào không?" Tôi muốn bạn phải chuyển ý nghĩ sang hướng khác. "Nghĩ tới đây mọi chuyện sẽ như thế nào." Nếu tôi có một công ty như mơ ước, Khi tôi bước vào cửa và thông báo: "Dừng mọi việc lại, từ giờ sẽ thay đổi hết. Như chúng ta đang phóng hết tốc về bên phải, thì giờ sẽ phải cua trái gấp." Và mọi người sẽ đứng lên hò reo. Thế giới ngoài kia vô cùng thú vị, và đang thay đổi từng giờ. Chúng ta càng chấp nhận và hào hứng với nó, thì cuộc sống chúng ta càng thêm vui.


Tìm hiểu thêm nhiều nội dung hay tại trang TED The Way We Work.

🅣

💗Be kind. Work hard. Amazing things will happen.💗



Comments

Most Viewed Notes