Sao phải bàn cãi? [Fact & Opinion]
Bạn Tom được học về phân biệt hai khái niệm này từ lớp Hai, ở trường, mẹ nhớ rất rõ vì thầy lúc đó đẹp trai.
Rất thường gặp trong công việc hay giao tiếp hàng ngày, chúng ta bắt gặp mình đang ở giữa một cuộc tranh luận về bản chất của một việc nào đó, hoặc cách giải quyết một vướng mắc chung, hoặc nữa là thương thảo một vấn đề sao cho có lợi về mình nhất.
Chữ "tranh luận" ở đây, nói dân dã hơn là bàn cãi. Tại sao phải thế? Rất nhiều trường hợp bàn cãi xong không nhìn mặt nhau luôn, hoặc không đóng góp được gì tích cực cho cuộc trò chuyện, hay tệ hơn là không tìm được ra cách giải quyết vấn đề, không chốt được thỏa thuận nào lợi cho cả đôi bên.
Phần lớn mấu chốt nằm ở chỗ ta không phân biệt được thực tế - fact - và quan điểm - opinion.
Thực tế - Fact là một tuyên bố luôn đúng và có thể được chứng minh một cách khách quan. Nói cách khác, thực tế thì luôn đúng và chính xác trong mọi hoàn cảnh.
Quan điểm - Opinion là một tuyên bố mang tính niềm tin, nó thể hiện cách mà người đó cảm nhận. Quan điểm không phải luôn luôn đúng và không chứng minh được.
Tranh luận về quan điểm với người khác chỉ tổ mất thời gian.
Thử nghĩ mà xem. Bạn tranh luận với một ai đó vì quan điểm của hai người khác nhau. Bạn lịch sự tỏ vẻ đang lắng nghe nhưng trong bụng đã nghĩ những luận điểm của ông kia toàn vớ vẩn. Hoặc ông kia đã bác bỏ luận điểm ban đầu của bạn, bạn đang tìm cách khác để phản biện. Rồi một trong hai người biến chuyện tranh luận này thành mâu thuẫn cá nhân, cạch mặt thằng cha đó, sau này gặp không chào hỏi nữa.
Liệu nếu thắng rồi thì có chắc là thằng cha kia sẽ thay đổi quan điểm theo bạn không? Nhưng mà để làm gì? Rồi có mấy khi bạn thay đổi quan điểm của mình sau khi tranh luận thua cơ với người khác. Chỉ có một giải pháp duy nhất là đừng có mất thời giờ tranh luận nữa.
Khi thấy mình sắp rơi vào một cuộc tranh luận, thử dừng lại một chút nghĩ xem:
Bạn có thể không đồng tình với quan điểm của người khác, nhưng vẫn có thể tôn trọng quan điểm đó của họ, vì họ đến từ một thế giới riêng có rất nhiều điểm khác biệt với thế giới của bạn. Khi bạn tỏ ra thái độ tôn trọng với họ, bạn sẽ giành được sự tôn trọng tương tự.
Bọn Tây có một cách nói rất hay trong những tình huống bàn cãi không lối ra "Agree to disagree" mà dân ta nên học tập. [Câu này là quan điểm của Thảo, có ai muốn tranh luận không?]
Tham khảo: HBR Arguing Is Pointless
🅣
💗Be kind. Work hard. Amazing things will happen.💗
Rất thường gặp trong công việc hay giao tiếp hàng ngày, chúng ta bắt gặp mình đang ở giữa một cuộc tranh luận về bản chất của một việc nào đó, hoặc cách giải quyết một vướng mắc chung, hoặc nữa là thương thảo một vấn đề sao cho có lợi về mình nhất.
Chữ "tranh luận" ở đây, nói dân dã hơn là bàn cãi. Tại sao phải thế? Rất nhiều trường hợp bàn cãi xong không nhìn mặt nhau luôn, hoặc không đóng góp được gì tích cực cho cuộc trò chuyện, hay tệ hơn là không tìm được ra cách giải quyết vấn đề, không chốt được thỏa thuận nào lợi cho cả đôi bên.
Phần lớn mấu chốt nằm ở chỗ ta không phân biệt được thực tế - fact - và quan điểm - opinion.
www.teacherspayteachers.com |
Thực tế - Fact là một tuyên bố luôn đúng và có thể được chứng minh một cách khách quan. Nói cách khác, thực tế thì luôn đúng và chính xác trong mọi hoàn cảnh.
Quan điểm - Opinion là một tuyên bố mang tính niềm tin, nó thể hiện cách mà người đó cảm nhận. Quan điểm không phải luôn luôn đúng và không chứng minh được.
Tranh luận về thực tế thì rất nên, đặc biệt là trong khoa học, y học.
Tranh luận về quan điểm với người khác chỉ tổ mất thời gian.
Thử nghĩ mà xem. Bạn tranh luận với một ai đó vì quan điểm của hai người khác nhau. Bạn lịch sự tỏ vẻ đang lắng nghe nhưng trong bụng đã nghĩ những luận điểm của ông kia toàn vớ vẩn. Hoặc ông kia đã bác bỏ luận điểm ban đầu của bạn, bạn đang tìm cách khác để phản biện. Rồi một trong hai người biến chuyện tranh luận này thành mâu thuẫn cá nhân, cạch mặt thằng cha đó, sau này gặp không chào hỏi nữa.
Liệu nếu thắng rồi thì có chắc là thằng cha kia sẽ thay đổi quan điểm theo bạn không? Nhưng mà để làm gì? Rồi có mấy khi bạn thay đổi quan điểm của mình sau khi tranh luận thua cơ với người khác. Chỉ có một giải pháp duy nhất là đừng có mất thời giờ tranh luận nữa.
Khi thấy mình sắp rơi vào một cuộc tranh luận, thử dừng lại một chút nghĩ xem:
- Mình đang nói đến thực tế (fact) hay quan điểm cá nhân (opinion)? Kiểu như Việt Nam đã có bao nhiêu người được chữa khỏi COVID-19 thì là thực tế, không phải cãi.
- Nếu thực sự nó là quan điểm cá nhân, hãy suy nghĩ mạch lạc trước khi trình bày
- Nếu ai đó cố tình dụ bạn vào tranh luận quan điểm với họ, tốt nhất là đổi chủ đề hoặc nói thẳng là bạn không muốn tranh luận về việc đó
- Nếu lỡ rơi vào cuộc tranh luận rồi, tốt nhất chỉ nên lắng nghe. Lắng nghe sẽ làm dịu đối phương lại, là cách tốt nhất để thay đổi cách nhìn cùa người khác. Sau khi nghe xong, hãy cảm kích vì họ đã chia sẻ và đi chỗ khác hoặc nói sang chuyện khác.
Bạn có thể không đồng tình với quan điểm của người khác, nhưng vẫn có thể tôn trọng quan điểm đó của họ, vì họ đến từ một thế giới riêng có rất nhiều điểm khác biệt với thế giới của bạn. Khi bạn tỏ ra thái độ tôn trọng với họ, bạn sẽ giành được sự tôn trọng tương tự.
Bọn Tây có một cách nói rất hay trong những tình huống bàn cãi không lối ra "Agree to disagree" mà dân ta nên học tập. [Câu này là quan điểm của Thảo, có ai muốn tranh luận không?]
Tham khảo: HBR Arguing Is Pointless
🅣
💗Be kind. Work hard. Amazing things will happen.💗
Comments