"My Life Is Perfect"

"Cuộc đời tôi hoàn hảo."

Thường không mấy ai dám tuyên bố câu này, nếu có thì chín mươi chín phần trăm là họ đang cố che đậy điều gì đó. Thực tế là phần lớn mỗi người trong chúng ta đều đang trải qua một chuyện gì đó có thể là khó khăn, có thể là thử thách, có thể là thất bại, cũng có thể là nỗi đau, sự bất lực trong cuộc sống, những điều mà ta chọn không chia sẻ với thế giới.

Trong mắt bạn bè, người thân, cộng đồng mạng xã hội, cuộc sống của chúng ta vẫn đầy hoa, nhạc, những chuyến du lịch, những bữa ăn nhà hàng sang trọng, những món quà xa xỉ, xe mới, nhà to, tình cảm lứa đôi hạnh phúc...

Khi những người quanh ta nhìn vào đó và nghĩ là ta đang hạnh phúc, hạnh phúc dựa vào bức tường hoàn hảo ta xây dựng nên quanh mình, thật khó để mở lời thú nhận rằng bạn ơi, tôi đang bất hạnh, bạn ơi tôi đang đau khổ, bạn ơi tôi đang rất cần sự giúp đỡ.

Bạn lo sợ rằng một khi thú nhận, bạn sẽ không còn hoàn hảo nữa, bạn sẽ trông yếu đuối và dễ tổn thương, mọi người sẽ cười hoặc coi thường bạn, hoặc bàn tán sau lưng bạn. Bạn chọn cách an toàn, là sống trong sự giả dối do chính mình tạo nên, và phải một mình chịu đựng nó.

Hoặc, một tình huống khác, khi thổ lộ nỗi đau của mình, mọi người có thể sẽ không tin bạn. Bạn đang sướng quá hóa rồ rồi, sướng không biết đằng sướng, hãy nhìn vào mặt tích cực đi, hãy vui lên đi rồi sẽ qua thôi.

Khi ai đó nói với bạn rằng hãy suy nghĩ tích cực đi, đừng suốt ngày tiêu cực như vậy chứ, 
đừng nghe lời họ.
Đó là biểu hiện của tích cực độc hại.

                                    
Tích cực độc hại khái quát hóa quá mức về hạnh phúc, về trạng thái tích cực dẫn đến chối bỏ thực tế, tầm thường hóa và phủ nhận trải nghiệm cảm xúc thật của con người. 
  • Mọi việc không tệ như bạn nghĩ đâu!
  • Cố đi, rồi sẽ qua thôi!
  • Nhìn vào mặt tích cực của vấn đề đi!
  • Hít thở nào!
  • Bạn đang làm tốt mà!
  • Cười đi nào!
Tích cực độc hại có vẻ là vô hại ở bề ngoài, nhưng nghĩ mà xem, khi bạn khó khăn lắm mới dám thổ lộ điều gì đó cũng vô cùng khó khăn mà bạn đang trải qua với một ai đó, chỉ để nghe họ nhất quyết bảo bạn hãy suy nghĩ tích cực đi, điều mà thực sự họ đang muốn nói là sự dễ chịu của họ quan trọng hơn thực tế trải nghiệm của bạn.

Với những câu cổ động tích cực độc hại trao đi, thực tế người nhận sẽ nghe được là
  • Bạn đang phản ứng hơi quá rồi đấy
  • Chuyện đó có gì to tát đâu
  • Có gì mà phải buồn
  • Đừng có phàn nàn nữa
  • Đừng có làm vấn đề phức tạp thêm
  • Bạn đang chưa làm hết sức mà




Thay vì đó, chúng ta có thể nói


Điều nguy hiểm của tích cực độc hại là nó chối bỏ cảm xúc của bạn, những điều rất thật đang diễn ra trong bạn, khiến bạn bỏ qua, vùi lấp và đè nén những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Tệ hơn, nó khiến bạn nghi ngờ bản thân, tự hỏi chỉ có mình thấy thế, hay là mình bị làm sao, có ai như mình đâu, rõ ràng là mình có vấn đề rồi. 

Bạn hãy sống tích cực, nhưng không phải tích cực giả tạo và không phải 100% toàn thời gian tích cực. Hãy học cách lắng nghe bản thân, cho phép mình buồn, cho phép mình thất vọng, cho phép mình bất lực, cho phép mình vật lộn với suy nghĩ, với cảm xúc. Học cách quan sát những gì đang diễn ra với mình, như một quan sát viên - một bình luận viên bóng đá - họ nhìn thế trận của trận đấu từ xa và bình luận chứ không tham gia. 

Cách tốt nhất để vực dậy khi bạn đang rơi là chia sẻ, tìm người đáng tin cậy và biết lắng nghe. Nỗi xấu hổ, lo âu chỉ tồn tại và kiểm soát bạn khi bạn giữ nó trong mình và không giải phóng nó. Khi bạn nói ra, những điều ấy mất sức mạnh kiểm soát bạn.

Học cách nói về cảm xúc của mình là một kỹ năng đòi hỏi sự rèn luyện và lòng dũng cảm. Không ai muốn mình có vẻ yếu đuối. Nhưng yếu đuối đôi khi lại mang trong nó sức mạnh phi thường.

🅣


Comments

Most Viewed Notes